I. Lịch sử ra đời
Ngày 10 tháng 3 năm 2006 theo Quyết định số 660/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá là Bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y tế Thanh Hoá, quy mô 100 giường KH; Trên cơ sở tách từ Trung tâm Y tế huyện Thiệu Hóa thành lập Bệnh viện Đa khoa Thiệu Hoá. Khoa Y học cổ truyền được thành lập cùng với sự thành lập của Bệnh viện đa khoa Thiệu Hoá.
Khoa YHCT là một trong những khoa lâm sàng, nơi tiếp nhận khám và điều trị bệnh nhân
II. Sơ đồ tổ chức
TRƯỞNG KHOA BSCKI. Nguyễn Phương Nam |
Khoa Y học cổ truyền có 21 cán bộ gồm:
- 01 BSCKI
- 06 Bác sỹ y học cổ truyền
- 01 Bác sỹ đa khoa
- 12 Điều dưỡng
- 01 Cử nhân phục hồi chức năng
III. Chức năng, nhiệm vụ
3.1. Chức năng
Là đơn vị chuyên môn kỹ thuật Y học cổ truyền hoạt động trong bệnh viên đa khoa hạng II tuyến huyện, là cầu nối giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền
3.2. Nhiệm vụ
Khám chữa bệnh. Nội trú và ngoại trú
Điều trị bệnh nhân bằng phương pháp Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại ( kê đơn, bốc thuốc, châm cứu, thủy châm, xoa bóp – bấm huyệt, đắp nến kết hợp các kỹ thuật trên theo các chỉ định lâm sàng phù hợp với từng ca bệnh)
Phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng YHHĐ, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng trong viện nhằm phát huy thế mạnh của 2 nền y học ( Đông – Tây y) để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Nghiên cứu phát triển nâng cao chất lượng các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khám và chữa bệnh.
Tham gia hội chẩn thuộc các lĩnh vực thần kinh – YHCT với các khoa lâm sàng khác trong viện.
Tham gia giảng dạy tập huấn tại chỗ.
IV. Thành tựu đạt được
4.1. Kết quả hoạt động nội trú và ngoại trú
Các chỉ tiêu được giao luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra
4.2. Các bệnh điều trị có hiệu quả:
Những bệnh mà khoa Y học cổ truyền đưa vào điều trị đã đạt hiệu quả như:
- Liệt nữa người do di chứng tai biến mạch máu não
- Liệt thần ki VII ngoại biên
- Hội chứng suy nhược thần kinh, HC rối loan lo âu
- Đau nữa đầu (HC chóng mặt, rối loạn TK thực vât)
- Đau do ép rễ Tk do bệnh đĩa đệm ở vùng cổ và vùng lưng.
- Đau do co cứng cơ bậc thang. Đau dây V vô căn. Đau dây IX.
- Chứng đau sau di chứng zona thần kinh
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối, cổ chân và khớp vai.
- Viêm điểm bám gân cơ nhị đầu cánh tay
- Điều trị các bệnh có hiệu cao trong thoái hóa đa khớp
4.3. Cơ sở vật chất:
Nhưng năm đi vào hoạt động Khoa Y học cổ truyền được đầu tư trang thiết bị mới hiện đai như:
- Máy điện châm
- Máy châm cứu không dùng kim
- Máy kéo giãn cột sống
- Máy siêu âm điều trị
- Máy kết hợp điện xung, điện phân (02)
- Máy sóng ngắn
- Máy điện từ trường
- Máy xoa bóp áp lực hơi
- Máy tập thăng bằng cho bệnh nhân tai biến
- Giàn tập mạnh cơ cánh tay
- Ghế tập đa năng
- Khung quay tập khớp vai
- Nồi nấu Parafin
- Máy ủ Parafin
- Máy sắc thuốc uống
- Máy đóng gói thuốc sắc
V. Định hướng phát triển
Khám chữa bệnh: Tiếp tục triển khai, phát huy các ưu thế của Y học cổ truyền, nâng cao hiệu quả công tác chẩn đoán và điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại. Triển khai dịch vụ điều trị bệnh nhân nội trú ban ngày. Thu hút bệnh nhân, đẩy số lượng bệnh nhân khám và điều trị ngày càng tăng.
Tích cực tham gia Nghiên cứu khoa học.
Tích cực tham gia các hoạt động Công đoàn, Đoàn thanh niên, các hoạt động xã hội, cộng đồng và phong trào thi đua do Bệnh viện và Nhà trường phát động. Xây dựng Khoa thành tập thể đoàn kết, vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bệnh viện
VI. Danh hiệu và khen thưởng
Hàng năm khoa luôn đạt tập thể lao động tiên tiến, đã và đang xây dựng khoa phòng thân thiện. Đã được bệnh nhân hài lòng với tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên trong quá trình khám và điều trị.
Một số hình ảnh Tập thể Khoa Y học cổ truyền
THÔNG TIN NỔI BẬT CỦA TUẦN
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24