LỚP TẬP HUẤN “XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG”

Đăng lúc: 00:00:00 20/06/2024 (GMT+7)

Nâng cao chất lượng bệnh viện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Bệnh viện Đa Khoa Thiệu Hóa. Từ nhiều năm qua, bệnh viện luôn chú trọng, không ngừng cải tiến, triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng nhằm cung cấp dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế.

Để duy trì và triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế, việc xây dựng Đề án cải tiến chất lượng là hoạt động quan trọng và triển khai Đề án có ý nghĩa cụ thể hóa việc cải tiến và nâng cao chất lượng bệnh viện, giúp đề án có giá trị đi vào thực tiễn hoạt động bệnh viện.
z5555654019602_b98ae3197b4a9f6d8831a0906d9a6463.jpg
Bệnh viện đã tổ chức khoá tập huấn: “Hướng dẫn các khoa phòng xây dựng đề án cải tiến chất lượng bệnh viện” với sự tham gia giảng dạy của BS.CKII. Nguyễn Lê Lâm – GĐ Bệnh viện Đa khoa Thiệu Hóa.
Trước khi xây dựng bất kỳ một kế hoạch cải tiến nào, công việc thiết yếu đầu tiên cần làm là xác định, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề. Một số câu hỏi có thể được sử dụng để đánh giá thực trạng như:
·        - Chúng ta đang ở vị trí nào so với các phòng, khoa khác trong bệnh viện?
·        - Các vấn đề tồn tại chủ yếu hiện nay là gì? Vấn đề nào là nghiêm trọng?
·        - Cái gì là điểm mạnh, điểm yếu?
·        - Đo lường thực trạng hiện nay bằng cách nào?
·       -  Chúng ta có những nguồn lực gì trong tay để cải tiến v.v.
Hàng loạt câu hỏi có thể được đặt ra để giúp cho việc phân tích thực trạng và xác định các vấn đề tồn tại. Thực trạng được xác định đúng đắn và chi tiết sẽ giúp cho việc xây dựng kế hoạch được tốt và khả thi hơn.
Từ việc xác định thực trạng của khoa/phòng, chúng ta sẽ đưa ra các mục tiêu, giải pháp cũng như đánh giá tính khả thi của giải pháp bằng các công cụ như SWOT, biểu đồ xương cá,…
Bên cạnh đó, buổi tập huấn có sự tham gia của Điều dưỡng Ngô Thị Kim Phượng – Tp. Điều dưỡng BVĐK Thiệu Hóa hướng dẫn báo cáo phòng ngừa sự cố y khoa trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, sự cố y khoa (SCYK) sẽ được phân loại theo 3 hình thức:
·        - Phân loại SCYK theo mức độ ảnh hưởng
·        - Phân loại SCYK theo tác nhân gây ra sự cố
·        - Phân loại theo nhóm sự cố
Trong đó, việc phân loại theo nhóm sự cố giúp chúng ta xác định được rất rõ ràng các vấn đề cần phải báo cáo theo từng nhóm/phân nhóm cụ thể. Các vấn đề lâu nay chúng ta thường bỏ qua hoặc không xem là sự cố y khoa thì đến nay đã được quy định rất cụ thể trong văn bản hướng dẫn này.
Ví dụ: Sự cố liên quan đến thiết bị y tế (thiếu thông tin sử dụng, lỗi thiết bị,…); sự cố liên quan đến tài liệu (tài liệu bị lạc hoặc không có sẵn, chậm tiếp cận tài liệu, tài liệu không rõ ràng,…)
z5555654030533_47399b15046b7bd884d03097bd9a1ff9.jpg
Và có sự tham gia của đ/c Nguyễn Thuý Phương và đ/c Lê Thị Vinh hướng dẫn cho các khoa phòng hiểu rõ hơn về bộ tiêu chí CLBV Việt Nam cũng như tầm quan trọng của việc CTCL trong đơn vị và đo lường các chỉ số CLBV để các khoa phòng hiểu rõ hơn về phương pháp đo lường các chỉ số CLBV.
Qua khoá tập huấn, nhân viên bệnh viện được nhắc lại, biết cách xây dựng đề án cải tiến chất lượng và được gợi ý một số ý tưởng cải tiến chất lượng xuất phát từ các chủ đề hướng đến nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ y tế. Qua đó, thúc đẩy việc triển khai các đề án chất lượng đạt hiệu quả cao, khắc phục được những tồn tại; góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang lại sự hài lòng người bệnh, thân nhân và chung tay góp sức vào sự phát triển bền vững của bệnh viện. 

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194