PHẪU THUẬT LẤY VÒNG TRÁNH THAI “NHIỀU NĂM ĐI LẠC” TRONG BÀNG QUANG

Đăng lúc: 00:00:00 16/08/2023 (GMT+7)

Bệnh nhân Lê Thị H, 45 tuổi nhập viện khoa Gây mê hồi sức – BVĐK Thiệu Hóa tròng tình trạng đau nhức vùng hạ vị, tiểu buốt kèm theo máu.

Theo lời bệnh nhân kể lại, bệnh nhân đã đặt vòng tránh thai 8 năm trước. Sau đó, bệnh nhân đã có thai. Khi sinh em bé và không thấy vòng tránh thai ở tử cung. Trước đó, bệnh nhân xuất hiện đau tức nhẹ vùng bụng dưới, âm ỉ, liên tục.
Khoảng 1 tuần trước vào viện, bệnh nhân xuất hiện tiểu buốt, tiểu rắt, đi khám tại phòng khám Ngoại khoa, BVĐK Thiệu Hóa được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phát hiện sỏi bàng quang và dụng cụ tránh thai hình T có bám sỏi ở thành trước bàng quang.
Tại BVĐK Thiệu Hóa, qua quá trình hội chẩn, các bác sĩ nhận định “Dị vật trong bàng quang là vòng tránh thai lạc chỗ. Dị vật bàng quang rất hiếm gặp, đặc biệt đây là trường hợp vòng tránh thai di chuyển vào trong lòng bàng quang thì càng hiếm hơn”.
 
hinh_anh_vong_chu_t_tren_xquang__dblg.jpg
Hình ảnh dị vật vòng tránh thai trong bàng quang
Qua quá trình hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định đưa ra phương pháp ít xâm lấn cho bệnh nhân: "Sử dụng máy nội soi, dùng năng lượng laser tán vụn sỏi bám ở vòng tránh thai và gắp dị vật ra ngoài".
Kíp phẫu thuật với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa I và chuyên gia niệu khoa đang làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh đã diễn ra thuận lợi, không có chảy máu trong mổ và các biến chứng khác. Sau 45 phút, sỏi bám dị vật đã được tán vụn hoàn toàn và dị vật vòng tránh thai được gắp ra ngoài.
Trước khi kết thúc ca phẫu thuật, các bác sĩ đã kiểm tra kỹ lưỡng, ghép đủ bộ phận dây, phần cấu tạo chữ T của vòng. Sau 3 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định, ăn uống sinh hoạt bình thường, các triệu chứng đau, tiểu máu, tiểu buốt đã hết.
Bác sĩ Hoàng Viết Tùng – Phụ trách khoa Sản – BVĐK Thiệu Hóa, cho biết thêm, vòng tránh thai di trú là trường hợp hiếm gặp ở phụ nữ lớn tuổi thực hiện kế hoạch hóa gia đình cách đây vài thập niên. Thỉnh thoảng, vòng tránh thai có thể di trú trong ổ bụng, cài cắm ở thành cơ tử cung, hoặc xuyên bàng quang gây ảnh hưởng đến ruột và bàng quang hoặc nằm trong quai ruột. Một số trường hợp hiếm gặp vòng đi lạc trong cơ quan mạch máu vùng chậu. Nếu “đi lạc” quá lâu năm vào bàng quang sẽ tạo thành sỏi bàng quang.
Phụ nữ có vòng tránh thai di trú sẽ có một số biến chứng rất hiếm gặp như viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng sức khỏe nếu không kịp thời phát hiện, gắp bỏ dị vật.
364733532_1839731626423219_8822222717425874487_n.jpg
Hình ảnh dị vật vòng tránh thai bám sỏi của bệnh nhân Mai 
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, khi đặt vòng tránh thai, chị em nên tuân thủ các mốc hẹn tái khám của bác sĩ. Cụ thể, sau một tháng sạch kinh để kiểm tra, 3 tháng, 6 tháng kiểm tra/lần hoặc tái khám với bác sĩ sản khoa ngay nếu có triệu chứng sốt, đau bụng dưới, ra dịch tiết bất thường.
Để phòng ngừa tình trạng vòng tránh thai đi lạc, bác sĩ sản khoa đặt mỏ vịt kiểm tra dây vòng đúng vị trí hay không, còn dây vòng không. Sau đó, chị em được siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra vòng nằm trong tử cung đúng vị trí không, kiểm tra chất lượng vòng… Để tiết kiệm chi phí, chị em nên kiểm tra vòng tránh thai kết hợp với lịch thăm khám phụ khoa định kỳ.

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194