BÁC SĨ TƯ VẤN CÁCH VỆ SINH TAI ĐÚNG CÁCH

Đăng lúc: 00:00:00 16/04/2024 (GMT+7)

Trên thực tế, nhiều người nghĩ rằng ráy tai thường bẩn và cần được loại bỏ. Thế nhưng, sự thật thì ráy tai là một phần cần thiết trong ống tai để bảo vệ tai khỏi tổn thương và nhiễm trùng. Điều này cũng lý giải vì sao việc vệ sinh tai thường xuyên sẽ là điều không nên. Ngoại trừ trường hợp bạn có nhiều ráy tai hoặc bị tắc nghẽn ráy tai. Tuy nhiên, để tránh làm cho tình trạng tắc nghẽn ráy tai trở nên tồi tệ hơn thì vệ sinh tai đúng cách là điều quan trọng.

Ráy tai là gì?
Ráy tai là một chất bảo vệ được sản xuất bởi một tuyến bên trong ống tai. Ráy tai hoạt động như một bộ lọc giữa tai và môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ tai khỏi những thứ có thể gây tổn thương màng nhĩ như bụi, tóc hoặc côn trùng nhỏ.
Thông thường, ráy tai có thể được loại bỏ một cách tự nhiên thông qua hoạt động nhai và các cử động hàm khác. Khi lớp da bên ngoài trong ống tai bong ra, ráy tai sẽ rơi theo cùng. Vì vậy mà có nhiều người không bao giờ cần vệ sinh tai. Tuy nhiên, đôi khi ráy tai có thể tích tụ và gây ảnh hưởng đến thính giác của bạn.
Khi nào nên lấy ráy tai?
Nếu tình trạng tắc nghẽn ráy tai gây ra một số triệu chứng sau đây thì bạn nên chủ động vệ sinh tai đúng cách và an toàn tại nhà:
- Đau tai
- Ù tai
- Suy giảm thính lực
- Lỗ tai có mùi hôi
- Ho, chóng mặt.
Các triệu chứng của tắc nghẽn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai. Bạn có nhiều nguy cơ bị tắc nghẽn ráy tai hơn nếu là người cao tuổi, khuyết tật, dùng máy trợ thính/ nút bịt tai hoặc ống tai có hình dạng bất thường.
thoi-quen-lay-ray-tai-thuong-xuyen-co-the-khien-ban-bi-diec-201907031051229292.jpg
Lấy ráy tai tại nhà có thể gây ra nhiều nguy hiểm
Cách lấy ráy tai đúng cách tại nhà
Lấy ráy tai thực hiện và các cách lấy, loại bỏ ráy tai đúng cách là vô cùng quan trọng. Để lấy ráy tai đúng cách, an toàn, hãy thực hiện:
- Nhúng ướt bông gòn sạch vào nước muối sinh lý. Nằm nghiêng người sang một bên. Cho miếng bông gòn đã được làm ướt vào tai và để nguyên trong vòng 5 phút. - Sau 5 phút, nằm nghiêng người lại so với hướng ban đầu để phần nước và ráy tai chảy ra ngoài. Dùng tăm bông sạch và khăn mềm để thấm và làm sạch cho tai. Tiếp tục thực hiện các bước tương tự với bên tai còn lại.
- Sử dụng thuốc nhỏ tai. Các loại thuốc nhỏ tai có chứa chất chống viêm tai, thường được sử dụng khi cần lấy ráy tai khô và cứng. Cần lưu ý trong quá trình vệ sinh, lấy ráy tai để an toàn và giảm tối thiểu các rủi ro, không sử dụng các loại que nhọn hoặc tăm bông để ngoáy sâu vào trong tai.
- Dùng tăm bông, bông gòn hoặc khăn mềm để lau và loại bỏ ráy tai tại phía bên ngoài sau khi vệ sinh.
- Không nên lấy ráy tai quá thường xuyên. Với trẻ nhỏ, nên thực hiện với tần suất từ 2 – 3 lần/tháng.
- Khi thực hiện loại bỏ ráy tai, nên tiến hành với các thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận.
ngoay_tai_giam_thinh_giac_thinh_luc_1.jpg
Lấy ráy tai không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến thính lực
Trong và sau quá trình lấy ráy tai hoặc khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về tai nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán tình trạng và có hướng điều trị thích hợp.

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194