CÁCH PHÒNG NGỪA CÚM A CHO BÀ BẦU VÀ TRẺ NHỎ

Đăng lúc: 00:00:00 09/02/2024 (GMT+7)

Cúm mùa hay cúm A là căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ và các bà bầu. Mùa đông chính là giai đoạn bệnh phát triển mạnh nhất, khi mắc bệnh có thể dẫn đến những nguy cơ như viêm phổi, bội nhiễm. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, mỗi người nên có sự tìm hiểu kỹ càng về cách phòng ngừa cúm A.

Tại sao cần có biện pháp phòng ngừa cúm A?
Cúm A bùng phát đã gây ra nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ và các bà mẹ. Nhiều ca bệnh do chưa được phát hiện sớm và đưa vào viện đã để lại các biến chứng như động kinh, bệnh lý tim mạch,...
Đặc biệt, các chủng virus cúm có sự thay đổi cấu trúc thường xuyên và liên tục qua các năm. Mỗi năm lại cần có sự cập nhật mới về vacxin để ngăn chặn dịch cúm bùng phát quá mức.
Từ trước đến nay, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, nhất là đối với bệnh cúm có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó cập nhật và thực hiện các biện pháp phòng tránh cúm A là phương pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình của bạn.
article.jpg
Những cách phòng bệnh cúm A
Các biện pháp phòng ngừa cúm A cho bà bầu và trẻ nhỏ
Tiêm vacxin
Hiện nay, phương pháp tiêm vacxin cúm hàng năm chính là cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất. Mọi đối tượng từ trẻ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm vacxin ngừa cúm. Tiêm vacxin có thể giúp hạn chế khả năng mắc bệnh, ngoài ra còn giảm khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Giảm biến chứng viêm tai giữa.
- Giảm biến chứng viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
- Giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen kịch phát ở trẻ mắc bệnh hen.
- Giảm tỷ lệ nhiễm cúm ở trẻ sơ sinh.
- Giảm các biến chứng hô hấp nặng ở cả mẹ bầu và trẻ sơ sinh,...
Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi không tiêm vaccine được thì cách bảo vệ cho bé là người xung quanh đều được tiêm vacxin.
Các bà mẹ và trẻ nhỏ có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, nên chọn thời gian mùa cúm hoạt động mạnh nhất là mùa thu, đông. Lưu ý vacxin cần 2 tuần kể từ thời điểm tiêm mới có hiệu lực, do đó trong thời gian vừa tiêm xong phải chú ý.
Xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh
- Chủ động xây dựng sinh hoạt lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, không ăn đồ sống, ngủ đủ giấc, không thức quá muộn. Đặc biệt mặc đủ quần áo ấm cho trẻ. Hạn chế ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh. Có điều kiện nên sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong phòng để đảm bảo mẹ và bé luôn ấm áp.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người xung quanh hạn chế hôn trẻ hay chạm lên mặt, lên tay của bé.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc khi ra ngoài đường.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải để nâng cao sức khỏe.
thoi_quen_xay_dung_loi_song_lanh_manh_03e3ab2560.jpg
Lối sống lành mạnh giúp có một sức khỏe tốt
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Tay chính là bộ phận dễ nhiễm khuẩn nhất. Trong khi đó, theo quán tính của trẻ thì tay thường xuyên tiếp xúc với các bộ phận như mắt mũi, miệng,... Đây chính là điều kiện lý tưởng để virus xâm nhập vào cơ thể. Rửa sạch tay bằng các loại xà phòng diệt khuẩn không chỉ giúp ngăn ngừa mắc bệnh cúm mà còn ngăn chặn các bệnh lây truyền khác. Người lớn nên hướng dẫn cho con trẻ cách rửa tay đúng theo khuyến cáo. Tạo cho bé thói quen rửa sạch tay mỗi lần ra ngoài chơi về, trước khi ăn.
- Việc tăng cường đề kháng sẽ giúp cơ thể có thể chống chọi tốt hơn với virus cúm. Thông thường có thể dùng các sản phẩm tăng cường miễn dịch như dạng viên uống, siro hỗ trợ và đồ ăn giàu vitamin C.
- Ngoài ra, dùng các sản phẩm xịt mũi hỗ trợ bảo vệ niêm mạc mũi cũng là phương pháp giúp ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể.
- Uống nước để cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể, đặc biệt là vào mùa hanh khô.

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194