“CHÚ Ý” DẤU HIỆU CẦN XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG Ở NGƯỜI

Đăng lúc: 00:00:00 31/01/2024 (GMT+7)

Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm ký sinh trùng như nhiễm giun đũa chó mèo, sán chó, sán lợn... nhưng các biểu hiện này thường không rõ ràng. Vậy khi nào cần đi xét nghiệm ký sinh trùng để chẩn đoán bệnh?

Nhiễm ký sinh trùng là một bệnh thường gặp và rất phổ biến hiện nay. Một số bệnh ký sinh trùng mà con người thường mắc phải như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun chỉ, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi hoặc ấu trùng sán lợn... 
Theo nghiên cứu có khoảng 70 - 80% người dân nhiễm ít nhất một loại giun nào đó. Tùy theo loại ký sinh trùng và vị trí của nó ký sinh trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau. Nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
ScQEvVnTVXa6uvYDCxcRSq8TpDghb96IOEBi6Om8fVVOBIidn9MUMUnWjUx2d2AeF3NTDqrK2WobPAa4_1641237619.jpg
Nhiễm ký sinh trùng rất phổ biến tại Việt Nam 
Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng
Ký sinh trùng thường có ở trái cây, rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái chưa chín hoặc các món ăn sống như gỏi, tiết canh, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ. 
Ăn uống là con đường nhiễm ký sinh trùng phổ biến, ký sinh trùng có thể xâm nhập trực tiếp qua da, tiếp xúc trực tiếp hoặc ở một số vật nuôi cũng là yếu tố gây ra một số bệnh ký sinh trùng nguy hiểm đối với cơ thể con người.
Nhóm bệnh ký sinh trùng thường gặp
Hiện có nhiều loại ký sinh trùng, trong đó ở nước ta thường có 4 nhóm sau:
- Nhóm bệnh giun truyền qua đất: Bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc.
- Nhóm bệnh giun đường ruột: Bệnh giun lươn, bệnh giun kim.
- Nhóm bệnh sán lá truyền qua thức ăn: Bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh sán lá ruột.
- Nhóm các bệnh giun, sán lây truyền từ động vật sang người: Bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun xoắn.
benh-san-la-gan-la-gi-(2)-800x450.jpg
Sán lá gan dễ mắc ở người
Khi nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng?
Khi nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Thực tế cho thấy xét nghiệm ký sinh trùng là cách để chẩn đoán bệnh vi sinh - ký sinh trùng, nhằm giúp người bệnh có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh đang mắc phải.
Với những người mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, khi thấy có nguy cơ mắc bệnh, dù là dấu hiệu nhỏ nhất, cũng nên đi xét nghiệm ký sinh trùng để chắc chắn mình có bị bệnh hay không. Đồng thời qua đó có biện pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.
Một số biểu hiện của bệnh do ký sinh trùng gây ra, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám đó là:
- Thấy ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da.
- Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày.
- Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn, nôn.
- Chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun.
- Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.
- Dị ứng (phát ban, nổi mề đay).
- Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi).
- Ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu).
- Trẻ em có một số triệu chứng như: Nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém…
dau-hieu-nhiem-san-min.jpg
Ngứa là dấu hiện điển hình khi nhiễm ký sinh trùng
Một số phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng
Nhiều người cho rằng chẩn đoán bệnh ký sinh thường bằng cách xét nghiệm máu. Tuy nhiên không đơn giản như vậy. Để có thể biết được bệnh nhân có thực sự bị bệnh do ký sinh hay không và tình trạng như thế nào thì bác sĩ sẽ chỉ định làm một số loại xét nghiệm khác nhau.
Để xác định bệnh, thông thường sẽ chia làm hai phương pháp là: Chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xét nghiệm.
xet-nghiem-giun-san-o-dau-1-1.jpg
Thông qua xét nghiệm sẽ có hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân
Thông qua các biểu hiện của cơ thể mà bác sĩ chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, người bị nhiễm ký sinh trùng khi chưa có những triệu chứng rõ ràng, cụ thể ra sao. Thậm chí có những tình trạng còn giống với các bệnh khác, cho nên việc chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhiều khó khăn và chưa khẳng định được chắc chắn. Để biết có mắc bệnh hay không thì cần thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng.

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194