"CẢNH BÁO" GHI NHẬN NHIỀU CA MẮC BỆNH SỞI TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM
Đăng lúc: 00:00:00 20/03/2024 (GMT+7)
Bộ Y tế cho biết theo dữ liệu của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.
Bộ Y tế dẫn thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, gần đây WHO đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.
Theo WHO, tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.
Để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Để chủ động phòng bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân:
Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccine phòng sởi.

Hình ảnh bệnh sởi trên trẻ em
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm.
Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Các tin khác
- Tháng 5 - Chương trình BISS cùng chung tay đồng hành kiểm soát huyết áp
- ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
- Bộ Y TẾ CÔNG BỐ "10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2030"
- ẢNH HƯỞNG CỦA RÉT ĐẬM, RÉT HẠI TỚI SỨC KHỎE VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RÉT
- CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĂN GÌ TỐT CHO BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG?
- VÌ SAO HAY BỊ ĐAU ĐẦU DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT?
- CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
- 5 BỆNH THƯỜNG GẶP VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA MÙA BÃO LŨ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
- QUY TRÌNH CHUNG XỬ LÝ NƯỚC ĂN UỐNG TRONG MÙA MƯA LŨ
- BỆNH MẠCH VÀNH BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
THÔNG TIN NỔI BẬT CỦA TUẦN
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194