CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĂN GÌ TỐT CHO BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG?
Đăng lúc: 00:00:00 30/10/2024 (GMT+7)
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng, bạn nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý cũng rất quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị. “Ăn gì tốt cho bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng?” hiện đang là thắc mắc của nhiều người. Vì vậy, bài viết này sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì và nguyên nhân gây bệnh
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần, gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là hậu quả của nhiều yếu tố bao gồm:
- Tuổi tác- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Tiền sử chấn thương cột sống
- Bất thường trục chi dưới
- Tiền sử phẫu thuật cột sống
- Yếu cơ
- Do di truyền
- Ảnh hưởng của tư thế lao động
Bên cạnh đó, thoái hóa cột sống thắt lưng hình thành khi chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương một số bộ phận của xương. Cụ thể:
- Tổn thương sụn khớp- Tổn thương phần xương dưới sụn
- Mất tính đàn hồi của đĩa đệm
- Xơ cứng dây chằng bao khớp
Đau cột sống âm ỉ và có thể tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Khi đó, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Nếu không điều trị kịp thời, thoái hóa cột sống thắt lưng giai đoạn nặng có thể gây ra những cơn đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thậm chí, bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.
Theo chuyên gia Xương khớp, người bệnh nên kết hợp thực đơn dinh dưỡng hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy, ăn gì tốt cho bệnh thoái hóa cột sống? Thông tin giải đáp sẽ có trong phần tiếp theo.
Ăn gì tốt cho bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng?
Ăn gì tốt cho bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng luôn là điều mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối chính là chìa khóa vàng giúp người bệnh đẩy lùi bệnh tật và sớm phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên thêm vào thực đơn.
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo các tế bào xương, sửa chữa các tổn thương tại vị trí bị thoái hóa cột sống.
Trung bình hàng ngày, người trưởng thành nên cung cấp 500mg canxi/1 ngày để đảm bảo lượng canxi giúp cơ thể có một hệ xương vững chắc. Người bệnh có thể dễ dàng tìm thấy canxi ở nhóm thực phẩm hải sản như: tôm, cá, ốc, sò, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Thực phẩm giàu Omega 3
Acid béo Omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, hạn chế sản xuất các cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn giúp kháng viêm và giảm sưng khớp. Hàm lượng omega 3 có nhiều trong các loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm.
Các loại cá nhiều mỡ cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho xương. Chúng chứa hàm lượng acid béo Omega – 3 cao rất tốt cho quá trình hình thành sụn khớp. Người trưởng thành mỗi ngày nên cung cấp tối thiểu từ 250 - 500 mg hàm lượng omega 3 tốt cho cơ thể. 100g cá hồi có khoảng 2260mg Omega 3; cá ngừ cũng chứa hàm lượng 5134 mg Omega 3 . Bên cạnh đó còn có trong hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch ( óc chó, hạnh nhân, mắc ca,...).
Thực phẩm giàu vitamin K,C,E và đặc biệt là vitamin D
Vitamin K là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ canxi. Loại vitamin này thường có nhiều trong rau cải, bông cải, bắp cải, dầu đậu này.
Bên cạnh đó, vitamin C rất cần thiết cho cơ thể, giúp tạo ra sụn bảo vệ xương khớp cũng như là chất chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới,...; các loại rau như súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua,...
Vitamin D có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ được canxi, giảm sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Bạn có thể tăng cường vitamin D cho cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm và các chế phẩm từ sữa.
Sử dụng thực phẩm giàu Beta-caroten
Beta-carotene là một hợp chất được tìm thấy trong tự nhiên ở một số loại thực phẩm. Hoạt chất này thuộc họ carotenoid rất giàu dưỡng chất, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó, ưu điểm nổi bật nhất của hoạt chất là cải thiện tình trạng thoái hóa điểm vàng do yếu tố tuổi tác.
Khi tiêu thu vào cơ thể, beta - carotene chuyển hóa thành vitamin A, giúp hạn chế các triệu chứng viêm của bệnh lý xương khớp. Người bệnh có thể tìm thấy hoạt chất beta - carotene trong thịt, cá, sữa và các loại rau củ có màu đỏ và màu vàng.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp người bệnh biết rõ nên ăn gì tốt cho bệnh thoái hóa cột sống. Chuyên gia khuyên rằng, bạn nên thiết lập thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học với các nhóm thực phẩm trên để cải thiện triệu chứng. Đồng thời, hãy thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Khám và điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Khi đi khám, bạn sẽ cần thực hiện một số kiểm tra mà bác sĩ chỉ định để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa, bao gồm:
- Chụp X-quang giúp kiểm tra các khe khớp, tình trạng của đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương. - Chụp CT cung cấp hình ảnh về cột sống, đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương chi tiết hơn X-quang giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác mức độ bệnh.
- Chụp MRI giúp bác sĩ quan sát được mô mềm, bao gồm cơ bắt, đĩa đệm cột sống, dây chằng và gân.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm nếu có triệu chứng viêm nhiễm.
Thăm khám thoái hóa cột sống là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo về nhiều cơ sở y tế khác nhau trước khi đưa ra lựa chọn. Tốt hơn hết, người bệnh nên thăm khám bác sĩ có chuyên môn về chuyên khoa Xương khớp. Bên cạnh đó, cơ sở khám bệnh nên có đầy các thiết bị hiện đại để thực hiện các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm.
Kết luận
Tất cả thông tin được cung cấp trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được vấn đề “ăn gì tốt cho bệnh thoái hóa cột sống”. Người bệnh nên có một thực đơn ăn uống khoa học để giúp cải thiện triệu chứng bệnh lý. Thêm vào đó, cần khám và điều trị ngay để hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Các tin khác
- CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĂN GÌ TỐT CHO BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG?
- VÌ SAO HAY BỊ ĐAU ĐẦU DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT?
- CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
- 5 BỆNH THƯỜNG GẶP VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA MÙA BÃO LŨ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
- QUY TRÌNH CHUNG XỬ LÝ NƯỚC ĂN UỐNG TRONG MÙA MƯA LŨ
- BỆNH MẠCH VÀNH BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
- 15 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ thiêng liêng bạn có biết
- Dấu hiệu bị bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
- CHƯA NGHỈ HÈ ĐÃ NHIỀU TRẺ NHẬP VIỆN DO TAI NẠN THƯỜNG TÍCH
- LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
THÔNG TIN NỔI BẬT CỦA TUẦN
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194