CHƯA NGHỈ HÈ ĐÃ NHIỀU TRẺ NHẬP VIỆN DO TAI NẠN THƯỜNG TÍCH
Đăng lúc: 00:00:00 27/05/2024 (GMT+7)
Tổng hợp thông tin từ các Bệnh viện trên cả nước liên tục tiếp nhận những trường nhập viện do tai nạn thương tích ở trẻ.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhi T.G.B (9 tuổi, trú tại Tuyên Quang) được đưa vào viện cấp cứu ngày 9/5/2024 trong tình trạng bỏng nặng do điện giật.
Trẻ bị tai nạn giật điện thường xuyên xảy ra
Trẻ em dễ bị những thương tích do tai nạn
Người nhà bệnh nhi cho biết trẻ chơi đá bóng tại nhà vấp phải dây điện máy bơm bị hở. Thời điểm người nhà phát hiện ra, trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê và được người nhà sơ cứu 20 - 30 phút trước khi đưa vào nhập viện.
Trẻ được chỉ định nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực – chống độc với chẩn đoán suy hô hấp, bỏng cấp độ III ở tay trái và bỏng cấp độ II ở cẳng chân phải. Sau 4 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc, trẻ được chuyển sang khoa Ngoại nhi tổng hợp để thực hiện cắt lọc tổ chức hoại tử, ghép da vết bỏng. Hiện tại, sau 14 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ổn định, da ghép lành tốt, không hoại tử, không nhiễm trùng và vẫn đang được tiếp tục theo dõi, điều trị tại khoa.
Trẻ bị tai nạn giật điện thường xuyên xảy ra
Một trường hợp đáng tiếc khác là bệnh nhi N.G.H (7 tuổi, trú tại Lâm Thao, Phú Thọ). Trẻ được đưa vào nhập viện ngày 19/5/2024 trong tình trạng đau đầu, nôn nhiều, nôn ra máu do tai nạn xe đạp.
Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán vỡ xương trán phải lan trần ổ mắt. Sau 5 ngày điều trị tích cực, hiện tại, sức khỏe trẻ đã ổn định, phục hồi tốt và được xuất viện.
Tiếp đó, ngày 21/5/2024, Khoa Ngoại nhi tổng hợp tiếp tục tiếp nhận bệnh nhi N.M (7 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) nhập viện do bỏng nước sôi từ bát mì tôm đổ vào gót chân trái và bộ phận sinh dục. Bệnh nhi được điều trị tại nhà 2 ngày, tuy nhiên bố mẹ không kiểm tra kĩ các vết thương trên người trẻ, khi phát hiện vết bỏng đau rát, chảy dịch mới đưa trẻ vào viện.
Trẻ em dễ bị những thương tích do tai nạn
BSCKI. Đinh Văn Nghĩa – Bác sĩ Khoa Ngoại nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, "Để phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Bố mẹ cần cảnh giác, không được lơ là trẻ nhỏ; cần để trẻ tránh xa những mối nguy hiểm hoặc vật dụng có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ. Trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy, tò mò khám phá môi trường sống xung quanh, tuy nhiên lại chưa có ý thức và kỹ năng phòng, tránh rủi ro nên rất dễ gặp tai nạn.
Gia đình cần quan tâm và dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để phòng tránh sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. Bố mẹ cũng cần nắm được một số cách sơ cứu cơ bản để áp dụng vào từng trường hợp, mức độ thương tích. Khi trẻ không may bị tai nạn thương tích, bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp."
Các tin khác
- CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĂN GÌ TỐT CHO BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG?
- VÌ SAO HAY BỊ ĐAU ĐẦU DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT?
- CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
- 5 BỆNH THƯỜNG GẶP VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA MÙA BÃO LŨ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
- QUY TRÌNH CHUNG XỬ LÝ NƯỚC ĂN UỐNG TRONG MÙA MƯA LŨ
- BỆNH MẠCH VÀNH BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
- 15 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ thiêng liêng bạn có biết
- Dấu hiệu bị bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
- CHƯA NGHỈ HÈ ĐÃ NHIỀU TRẺ NHẬP VIỆN DO TAI NẠN THƯỜNG TÍCH
- LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
THÔNG TIN NỔI BẬT CỦA TUẦN
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194