NHỮNG NGUY HIỂM TIỀM ẨN TỪ “VẾT MỔ ĐẺ CŨ”

Đăng lúc: 00:00:00 10/06/2023 (GMT+7)

Sản phụ sinh mổ lần 2, lần 3 cần đặc biệt chú trọng vào “vết mổ đẻ cũ”. Bởi lẽ, vết mổ cũ tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Khi có dấu hiệu bất thường cần được khám và xử lý kịp thời tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

CẨN TRỌNG KHI MANG THAI TRÊN “VẾT MỔ ĐẺ CŨ”
Mang thai tại vết mổ cũ được liệt kê vào danh sách các biến chứng thai sản nguy hiểm. Bệnh hiếm khi gặp, chỉ 1% phụ nữ gặp phải biến chứng này. Sản phụ có thể gặp các nguy cơ thai sản nguy hiểm sau:
·        Rau cài răng lược: Những trường hợp rau tiền đạo, rau bám thấp mặt trước ở những người có sẹo mổ cũ thì nguy cơ bị rau cài răng lược rất cao. Nếu từng sinh mổ, bị rau tiền đạo, khả năng bị rau cài răng lược sẽ tăng tới 25%, nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị rau tiền đạo, thì tỉ lệ trên tăng 40%. Đối với những trường hợp này khi sinh nguy cơ phải cắt tử cung là rất cao và  đôi khi tổn thương những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột...
·        + Nứt sẹo mổ cũ: Nứt sẹo mổ cũ là một tai biến sản khoa, tai biến này có thể xảy ra trên thai phụ mang thai lần 2 sau sinh mổ trong vòng 6 - 9 tháng kể từ lúc sinh. Nứt sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.
·        + Vỡ tử cung: Gồm có vỡ tử cung hoàn toàn và vỡ tử cung không hoàn toàn (đa số là vỡ tử cung dưới phúc mạc).
·        + Chửa vết mổ: Thai bám vào vết mổ tử cung rất nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt, rau cài răng lược…
·        -+ Nguy cơ cho con: Trường hợp những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, trẻ có thể sẽ bị sinh non, nhẹ cân, vàng da, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên.

sinh-mo-tham-my.jpg
Mang thai trên vết mổ đẻ cũ cần được chú trọng 
PHÒNG TRÁNH BIẾN CHỨNG TỪ “VẾT MỔ ĐẺ CŨ”
Tất cả phụ nữ đã từng sinh mổ, khi mang thai lại cần kiểm tra bằng siêu âm để xác định vị trí của thai nhi. Trong trường hợp phát hiện bất thường, siêu âm doppler cùng các cuộc hội chẩn sẽ giúp tìm ra biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Nếu bào thai nằm ở vị trí bất thường, đặc biệt là gần với vết mổ cũ thì cần tiến hành bỏ thai càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra khi kích thước bào thai lớn hơn.
Chỉ nên mang thai lần 2 từ sau 24 tháng tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp.
 Để an toàn cho mẹ và bé thì thai phụ nên nhập viện theo dõi thai kỳ trước ngày dự sinh 2 tuần hoặc nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường như đau tức vết mổ, đau bụng, ra nước hoặc ra huyết âm đạo.
Sản phụ từng sinh mổ cần đặc biệt chú ý đến vết mổ cũ. Trong thời gian thai kỳ, nếu vết mổ cũ có bất cứ vấn đề bất thường nào cần được kiểm tra bởi các bác sĩ có chuyên môn Sản khoa.
 
sẹo mổ cũ lấy thai.jpg
Vết mổ đẻ được sử lý tại BVĐK Thiệu Hóa
“Khoa Sản – BVĐK Thiệu Hóa là một trong những địa chỉ tin tưởng của mọi nhà. Hiện khoa đã trang bị nhiều thiết bị hiện đại như: bàn đẻ đa năng, giường bệnh theo yêu cầu….Chúng tôi luôn chú trọng tạo nên một không gian sạch sẽ, thoáng đãng giúp mẹ bầu có thể thư giãn và thoải mái nhất khi đến khám và đón em bé chào đợi tại bệnh viện. Đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh và nhân viên y tế được đào tạo bài bản, tận tâm với nghề là địa chỉ tin cậy để mẹ bầu lựa chọn chăm sóc sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh”.
 

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194