Thông tin tổng quan về bệnh giun đũa chó mèo (TOXOCARA)

Đăng lúc: 09:34:40 17/11/2022 (GMT+7)

Giun đũa chó mèo là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên trẻ nhỏ, những người nuôi thú cưng và những người thói quen ăn đồ sống là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vậy bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả.

 
1. Tổng quan

Bệnh giun đũa chó, mèo (Toxocara) là một bệnh nhiễm trùng do nuốt ấu trùng của loài giun tròn Toxocara . Đất của các công viên và sân chơi thường bị ô nhiễm bởi trứng của toxocara, và chúng có thể gây ra bệnh ở người tổn thương các cơ quan như gan, tim, phổi, cơ, mắt, và não. 
Toxocara là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Các cuộc điều tra huyết thanh học cho thấy tỷ lệ dương tính 2-5% ở người lớn khỏe mạnh từ các nước phương tây ở thành thị và 14,2-37% ở khu vực nông thôn.
benh-giun-dua-cho-meo1.jpg


2. Sinh lý bệnh

Trứng Toxocara và các giun đũa tròn động vật khác trưởng thành trong đất và gây bệnh cho chó, mèo và các động vật khác. Con người có thể vô tình ăn trứng trong đất bị ô nhiễm bởi phân từ động vật bị nhiễm bệnh hoặc có thể ăn các vật chủ bị nhiễm chưa nấu chín (ví dụ, thỏ). Trứng nở trong ruột người. Ấu trùng xâm nhập vào thành ruột và có thể di chuyển qua gan, phổi, Thần kinh trung ương, mắt, hoặc các mô khác. Tổn thương mô là do ký sinh trùng và đáp ứng miễn dịch tại chỗ.

Ấu trùng thường không hoàn thành sự phát triển của chúng trong cơ thể người nhưng vẫn có thể sống được trong nhiều tháng.

giun đãu chó mèo 3.jpg
 
3.Triệu chứng lâm sàng và CLS

3.1. Triệu chứng lâm sàng

- Mệt mỏi
- Ngứa
- Phát ban
- Khó thở
- Đau bụng
- Gan to
- Chán ăn
- Buồn nôn
giun đãu chó mèo 2.jpg
 
3.2. Triệu chứng cận lâm sàng

- Tăng bạch cầu ái toan
- Tăng nồng độ trong huyết thanh

4. Điều trị

Điều trị triệu chứng:
- Bệnh nhân không có triệu chứng và bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ không cần điều trị bằng thuốc diệt giun bởi vì nhiễm trùng thường tự hạn chế.
- Bệnh nhân có triệu chứng từ vừa đến nặng: dùng albendazole 400 mg uống 2 lần/ngày 5 ngày hoặc mebendazole 100-200 mg uống 2 lần/ngày trong 5 ngày, nhưng thời gian điều trị tối ưu vẫn chưa được xác định.
- Thuốc kháng histamine có thể đủ cho các triệu chứng nhẹ. Corticosteroids (prednisone 20 đến 40 mg uống một lần/ngày) được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng nặng.

uong-thuoc-tay (1).jpg
 
5. Phòng bệnh

Bệnh không lây từ người sang người nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là:
- Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, đặc biệt là chó mèo con như ôm hôn, bồng, bế...
- Vệ sinh môi trường không để chó mèo phóng bế bừa bãi
- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống
- Rửa tay bằng sà bông trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với chó mèo
- Không đi chân đất.

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
17194